1. Hướng dẫn tự học
Các học sinh xem các bước hướng dẫn khi tự học tại nhà nhé !
2. Kiến thức Tuần 16
Câu thành ngữ, tục ngữ, cao dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn
* Quan hệ gia đình
- Con có cha như nhà có nóc.
- Con hơn cha là nhà có phúc.
- Chị ngã, em nâng.
- Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
* Quan hệ thầy trò
- Không thầy đố mày làm nên.
- Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
* Quan hệ bạn bè
- Giàu vì bạn, sang vì vợ.
- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
3. Kiến thức Tuần 17
Từ đồng nghĩa - trái nghĩa
Phân loại từ đồng nghĩa+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay đổi cho nhau trong lời nói.
Ví dụ: Mẹ – má, bố – ba – cha
+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn ( đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm ( biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ ngữ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.
Ví dụ: chết – hi sinh (hy sinh mang ý nghĩa trang trọng, thiêng liêng hơn).
Phân loại từ trái nghĩaTương tự như từ đồng nghĩa, học sinh cần phân biệt được hai dạng của từ trái nghĩa như sau:
+ Từ trái nghĩa hoàn toàn: Là những từ luôn mang nghĩa đối lập nhau trong mọi tình huống, văn cảnh.
+ Từ trái nghĩa không hoàn toàn: Từ trái nghĩa không hoàn toàn là những từ không phải trong trường hợp nào nó cũng mang nghĩa trái ngược nhau.
Ví dụ: Cao chót vót – sâu thăm thẳm
Cao là từ trái nghĩa (hoàn toàn) với thấp, tuy nhiên trong trường hợp này, “cao chót vót” lại biểu thị sự đối lập với “sâu thăm thẳm” nên chúng cũng được coi là từ trái nghĩa (không hoàn toàn).
Từ đơn - Từ phức
Đối với từ trong tiếng Việt, căn cứ theo cấu tạo và theo số lượng tiếng trong một từ, người ta sẽ chia ra thành 2 loại là từ đơn và từ phức. Trong đó:
Từ đơn là từ được cấu tạo bởi 1 tiếng và từ phức là từ được cấu tạo bởi 2 tiếng trở lên.
Để phân biệt hai loại từ này, các bạn học sinh hãy cùng thực hành một ví dụ cụ thể sau:
Ví dụ: Nhận biết các từ sau là từ đơn hay từ phức: tôi, ăn uống, đi, ăn năn, đẹp, hoa, và, xinh xắn, một, những, vẫn, sợ sệt, sợ hãi, xinh đẹp, rung lắc.
Theo định nghĩa, từ đơn gồm 1 tiếng, từ phức gồm 2 tiếng trở lên. Ta nhận biết được từ đơn và từ phức như sau:
Từ đơn | Từ phức |
Tôi, đi, đẹp, hoa, và, một, những, vẫn | Ăn uống, ăn năn, xinh xắn, sợ sệt, sợ hãi, xinh đẹp, rung lắc |
Luyện tập viết đơn
3. Ôn tập Tuần 18
Học sinh tự xem lại các kiến thức cũ từ Tuần 1-17 để chuẩn bị thi cuối kỳ Học kỳ 1
TÀI NGUYÊN THAM KHẢO
Thực hành tại nhà
Thực hành tại nhà
Thực hành tại nhà